Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Là Gì? Ứng Dụng Ngũ Hành Phong Thủy

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Là Gì? Ứng Dụng Ngũ Hành Phong Thủy
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là năm hành tố cơ bản trong triết lý Ngũ Hành của văn hóa phương Đông, phản ánh sự vận động và tương tác của vạn vật trong vũ trụ. Mỗi yếu tố không chỉ đại diện cho những nguyên tố tự nhiên mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người. Khám phá về Ngũ hành sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về bản thân, từ đó tìm kiếm được sự cân bằng trong cuộc sống. 

1. Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì?

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là 5 hành tố trong ngũ hành phong thủy. Theo thuyết ngũ hành, vạn vật trong vũ trụ đều được tạo nên từ 5 hành tố này. Mỗi hành tố tượng trưng cho các yếu tố tự nhiên tác động qua lại lẫn nhau và mang những ý nghĩa cụ thể:

  • Kim: Là yếu tố kim loại có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau từ mềm đến cứng, dài hay ngắn. Sự biến đổi linh hoạt của Kim được xem là biểu tượng của sự cải cách và đổi mới trong cuộc sống. 
  • Mộc: Là biểu tượng của cây cối, hấp thu dưỡng chất từ đất và nước để sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy, nó tượng trưng cho sự sinh trưởng, sáng tạo và tính linh hoạt cao. 
  • Thủy: Là yếu tố mang những đặc tính của nước, có tính chất lưu động, mềm mại và linh hoạt, đại diện cho cảm xúc, sự giao tiếp và trí tuệ. 
  • Hỏa: Là đại diện cho lửa, có tính chất nóng, sáng, có thể nung chảy được kim loại để tôi luyện thành nhiều hình dáng khác nhau. Nó tượng trưng cho đam mê, danh vọng và năng lượng tích cực giúp củng cố tinh thần. 
  • Thổ: Là biểu tượng của đất, mang tính chất ổn định, nuôi dưỡng và cân bằng. Hành Thổ gắn liền với sức mạnh nội tâm và khả năng bảo vệ, thể hiện sự kiên định và đáng tin cậy.

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì?

Sự kết hợp giữa 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong ngũ hành tạo thành một hệ thống tương tác phức tạp, thể hiện quy luật vận động và biến đổi của vũ trụ.

2. Nguồn gốc của ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

Theo triết học cổ đại Trung Hoa, thuyết Ngũ hành lần đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 12 TCN, hình thành trong quá trình quan sát tự nhiên và vũ trụ. Sau đó, nó đã dần trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ phong thủy, triết học, y học cổ truyền, thiên văn học, quân sự,… Thuyết ngũ hành được dùng để giải thích sự vận động và biến đổi của vạn vật trong vũ trụ cũng như cách vạn vật tác động lẫn nhau.

Thuyết Ngũ Hành khi kết hợp với các hệ thống lý luận khác như học thuyết Âm Dương có thể tạo nên một hệ thống tư tưởng toàn diện về sự cân bằng và biến đổi. Cho đến nay, các yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ vẫn được áp dụng rộng rãi trong đời sống như phong thủy nhà ở, xem tuổi kết hôn, chọn đối tác làm ăn,… 

3. Quy luật ngũ hành phong thủy

Quy luật Ngũ Hành trong phong thủy là nền tảng quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ về mối quan hệ tương sinh, tương khắc giữa các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây không chỉ là một học thuyết triết lý mà còn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người. 5 mệnh tương sinh tương khắc theo quy luật như sau:

3.1 Ngũ hành tương sinh

Ngũ hành tương sinh là quy luật thể hiện sự hỗ trợ và phát triển lẫn nhau giữa các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo quy luật này, mỗi yếu tố đều đóng vai trò nuôi dưỡng và thúc đẩy sự sinh trưởng của yếu tố khác, tạo ra sự tuần hoàn và cân bằng trong tự nhiên. Những cặp nguyên tố tương sinh trong Ngũ hành bao gồm: 

  • Kim sinh Thủy: Kim loại nóng chảy sẽ tạo thành chất lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước nuôi dưỡng và duy trì sự sống của cây.
  • Mộc sinh Hỏa: Cây khô dễ tạo ra lửa. 
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa cháy thành tro vun đắp thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Đất là môi trường tạo ra kim loại.

Quy luật ngũ hành tương sinh

3.2 Ngũ hành tương khắc

Ngũ hành tương khắc là quy luật mô tả sự chế ngự và kiềm hãm lẫn nhau giữa năm yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ nhằm duy trì sự cân bằng và điều hòa trong tự nhiên. Mỗi hành tố đều có một yếu tố đối lập, khắc chế theo mối quan hệ như sau:

  • Kim khắc Mộc: Kim loại sắc bén có thể chặt cây gỗ, nhưng gỗ cũng có thể mài mòn kim.
  • Mộc khắc Thổ: Cây cối hút dưỡng chất từ đất, làm suy yếu đất, nhưng đất đá cũng có thể chôn vùi cây.
  • Thổ khắc Thủy: Đất có thể ngăn chặn dòng chảy của nước, nhưng nước cũng có thể bao phủ đất. 
  • Thủy khắc Hỏa: Nước có khả năng dập tắt lửa, nhưng lửa có thể làm nước bốc hơi.
  • Hỏa khắc Kim: Lửa có thể nung chảy kim loại, nhưng cũng có kim loại không bị tan chảy trước lửa. 

3.3 Ngũ hành tương thừa và tương vũ

Hầu hết mọi người thường chỉ biết đến quy luật tương sinh, tương khắc mà ít chú ý rằng, thuyết ngũ hành còn có quy luật tương thừa và tương vũ. 

  • Quy luật tương thừa được hiểu là mối quan hệ khắc chế quá mạnh, dẫn đến lấn át và gây ra sự mất cân bằng.
  • Quy luật tương vũ diễn ra khi một hành tố bị khắc chế nhưng không bị phản phục. Ngược lại còn vượt lên và áp đảo yếu tố khắc chế nó.

4. Bảng màu phong thủy theo Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ 

Mỗi yếu tố trong Ngũ hành đều gắn liền với một nhóm màu sắc đặc trưng, đại diện cho các yếu tố tự nhiên và tính chất riêng biệt. Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với từng hành tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ giúp kích hoạt năng lượng tích cực, tăng cường may mắn, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ môi trường xung quanh. Cụ thể như sau: 

  Hành tố   Màu bản mệnh   Màu tương sinh
Kim Trắng, Xám, Bạc, Ánh kim Vàng nhạt, Nâu đất
Mộc Xanh lá cây, Xanh lục Đen, Xanh dương
Thủy Đen, Xanh dương, Xanh đen Trắng, Xám, Ánh kim
Hỏa Đỏ, Hồng, Cam, Tím Xanh lá cây
Thổ Vàng, Nâu, Nâu đất Đỏ, Hồng, Cam

5. Cách tính mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ theo năm sinh

Để tính mệnh (hay ngũ hành) theo năm sinh, ta cần dựa vào Thiên Can và Địa Chi của năm sinh âm lịch. Trong phong thủy, Thiên Can bao gồm 10 can được quy ước như sau:

  Thiên Can   Tương ứng với số
Giáp, Ất 1
Bính, Đinh 2
Mậu, Kỷ 3
Canh, Tân 4
Nhâm, Quý 5

Địa Chi được biết đến là 12 con giáp, được quy ước cụ thể như sau:

  Tuổi   Tương ứng với số
Tý, Sửu, Ngọ, Mùi 0
Dần, Mão, Thân, Dậu 1
Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi 2

Cách tính mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là cộng tổng hàng Can và hàng Chi:

  • Nếu cung mệnh ≤ 5 thì lấy số đó tra quy ước cung mệnh.
  • Nếu cung mệnh > 5 thì lấy số đó trừ đi 5 rồi lấy kết quả cuối cùng tra quy ước cung mệnh. 

Bảng tra cung mệnh được quy ước như sau:

  Tuổi   Tương ứng với số
Tý, Sửu, Ngọ, Mùi 0
Dần, Mão, Thân, Dậu 1
Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi 2

Ví dụ: 

1) Bạn sinh năm 1998, tức là tuổi Mậu Dần. Khi đối chiếu với bảng quy ước Thiên Can và Địa Chi, ta có: 

  • Mậu = 3; Dần = 1.
  • Cung mệnh = Thiên Can + Địa Chi = 3 + 1 = 4.

So sánh với bảng cung mệnh, người sinh năm 1998 sẽ tương ứng với mệnh Thổ.

2) Bạn sinh năm 1983, tức là năm Quý Hợi. Đối chiếu với bảng quy ước Thiên Can và Địa Chi, ta có:

  • Quý = 5; Hợi = 2.
  • Cung mệnh = 5 + 2 = 7 (lớn hơn 5) → Lấy 7 – 5 = 2, tương ứng với mệnh Thủy.

7. Bảng tra cứu cung mệnh cho từng năm sinh

Để giúp bạn tra cứu nhanh chóng và chính xác cung mệnh theo năm sinh, Maison Office đã tổng hợp bảng chi tiết dưới đây:

  Năm sinh   Cung Mệnh   Mệnh
1948, 1949, 2008, 2009 Hỏa Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
1950, 1951, 2010, 2011 Mộc Tùng Bách Mộc (Cây tùng bách)
1952, 1953, 2012, 2013 Thủy Trường Lưu Thủy (Dòng nước lớn)
1954, 1955, 2014, 2015 Kim Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
1956, 1957, 2016, 2017 Hỏa Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới chân núi)
1958, 1959, 2018, 2019 Mộc Bình Địa Mộc (Cây ở đồng bằng)
1960, 1961, 2020, 2021 Thổ Bích Thượng Thổ (Đất trên vách)
1962, 1963, 2022, 2023 Kim Kim Bạch Kim (Vàng pha bạch kim)
1964, 1965, 2024, 2025 Hỏa Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn dầu)
1966, 1967, 2026, 2027 Thủy Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)
1968, 1969, 2028, 2029 Thổ Đại Dịch Thổ (Đất thuộc 1 khu lớn)
1970, 1971, 2030, 2031 Kim Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)
1972, 1973, 2032, 2033 Mộc Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)
1974, 1975, 2034, 2035 Thủy Đại Khê Thủy (Nước dưới khe lớn)
1976, 1977, 2036, 2037 Thổ Sa Trung Thổ (Đất lẫn trong cát)
1978, 1979, 2038, 2039 Hỏa Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)
1980, 1981, 2040, 2041 Mộc Thạch Lựu Mộc (Cây thạch lựu)
1982, 1983, 2042, 2043 Thủy Đại Hải Thủy (Nước đại dương)
1984, 1985, 2044, 2045 Kim Hải Trung Kim (Vàng dưới biển)
1986, 1987, 2046, 2047 Hỏa Lô/Lư Trung Hỏa (Lửa trong lò)
1988, 1989, 2048, 2049 Mộc Đại Lâm Mộc (Cây trong rừng lớn)
1990, 1991, 2050, 2051  Thổ Lộ Bàng Thổ (Đất giữa đường)
1992, 1993, 2052, 2052 Kim Kiếm Phong Kim (Vàng đầu mũi kiếm)
1994, 1995, 2053, 2054  Hỏa Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi)
1996, 1997, 2055, 2056 Thủy Giản Hạ Thủy (Nước dưới khe)
1998, 1999, 2057, 20589 Thổ Thành Đầu Thổ (Đất trên thành)
2000, 2002, 2059, 2060 Kim Bạch Lạp Kim (Vàng trong nến rắn)
2002, 2003, 2061, 2062 Mộc Dương Liễu Mộc (Cây dương liễu)
2004, 2005, 2063, 2064 Thủy Tuyền Trung Thủy (Dưới giữa dòng suối)
2006, 2007, 2065, 2066 Thổ Ốc Thượng Thổ (Đất trên nóc nhà)

8. Ứng dụng của ngũ hành trong các lĩnh vực

Thuyết Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ phong thủy nhà ở, y học, thiên văn học, v.v. 

8.1 Phong thủy nhà ở

Trong phong thủy, Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ là 5 yếu tố ngũ hành quan trọng. Mỗi yếu tố đại diện cho các nguồn năng lượng và tương tác khác nhau trong môi trường sống của con người. Việc ứng dụng các yếu tố này trong thiết kế và bố trí nhà ở giúp tối ưu hóa nguồn năng lượng tích cực, thu hút may mắn, tài lộc và hỗ trợ sức khỏe cho gia chủ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình Luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi




0.06730 sec| 1055.195 kb