Inc Là Gì? Giải Nghĩa Các Từ Viết Tắt JSC, Corp, Plc, Co. Ltd

Inc Là Gì? Giải Nghĩa Các Từ Viết Tắt JSC, Corp, Plc, Co. Ltd
Inc, Corp, JSC, Co.,LTD và PLC là những từ viết tắt thường gặp trong tên công ty, dùng để chỉ loại hình pháp lý của doanh nghiệp. Việc nắm rõ khái niệm Inc là gìCorp là gì, JSC là gì,… cũng như sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp ta có được cái nhìn chính xác hơn về cấu trúc tổ chức và trách nhiệm của doanh nghiệp. 

1. Inc – Incorporated là gì?

Inc là từ viết tắt của Incorporated – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là hợp thành hay sáp nhập tổ chức. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các tập đoàn lớn, được hợp thành từ các công ty hay nhóm công ty cùng làm việc với nhau. 

Thuật ngữ Inc là gì?

Với hình thức này, các công ty con có nghĩa vụ đầu tư và góp vốn để tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển của tập đoàn. Ngoài ra, mỗi công ty thành viên cũng nắm giữ vai trò và trọng trách riêng. Trong trường hợp có bất kỳ công ty thành viên nào gặp khó khăn tài chính hay khủng hoảng, hoạt động của tập đoàn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, các tập đoàn thường áp dụng chiến lược phát triển đồng bộ nhằm đảm bảo sức khỏe tổng thể của toàn bộ hệ thống.

Hình thức Tập đoàn (Inc) có những ưu điểm:

  • Tiềm lực kinh tế lớn hơn so với các công ty riêng lẻ, do có sự đóng góp về vốn của nhiều công ty thành viên. 
  • Khi có bất kỳ công ty thành viên nào gặp khó khăn hay khủng hoảng, tập đoàn luôn có thể hỗ trợ kịp thời về tài chính, nhân lực, kỹ thuật hoặc công nghệ. 
  • Các công ty thành viên có thể chia sẻ tài nguyên, nguồn nhân lực và kinh nghiệm để hợp tác cùng phát triển.
  • Tập đoàn có khả năng thâm nhập vào nhiều thị trường khác nhau thông qua các công ty thành viên, từ đó gia tăng cơ hội kinh doanh và phát triển.

Một số tập đoàn lớn mạnh, nổi tiếng trên thế giới phải kể đến: Apple Inc, Amazon Inc, Tesla Inc, Alphabet Inc,… Tại Việt Nam cũng có nhiều tên tuổi lớn hoạt động dưới hình thức Inc như: Petrolimex Inc, Vinamilk Inc,…

Apple Inc là một trong những tập đoàn lớn mạnh hàng đầu thế giới

2. Corp – Corporation là gì?

Corp viết tắt của Corporation, là thuật ngữ dùng để chỉ một tổng công ty, tập đoàn hay tổ chức quy mô lớn. Nói một cách cụ thể, đây là tập hợp các công ty cùng nhau hợp tác làm việc hay một nhóm các công ty quy mô nhỏ cùng hợp thành một tập đoàn lớn. 

Corporation thường hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này có quyền huy động vốn cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Những tên tuổi tập đoàn lớn mạnh, nổi tiếng trên thế giới thuộc loại hình Corp phải kể đến: Microsoft Corp, McDonald’s Corp, General Motors Corp,…

Vậy ưu điểm khi hoạt động theo hình thức Corp là gì?

  • So với các công ty đơn lẻ, việc liên hợp tổ chức Corporation sẽ cho phép các công ty thành viên có được sự hỗ trợ mạnh mẽ cả về tài chính, kỹ thuật, công nghệ và nguồn nhân lực.
  • Khả năng huy động vốn nhanh chóng nhờ có sự đóng góp của các công ty thành viên.
  • Dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc mua lại hoặc hợp tác với các công ty khác.
  • Corporation thường tạo được sự tin cậy, tín nhiệm cao hơn cho khách hàng, nhà đầu tư và đối tác kinh doanh.

3. JSC – Joint Stock Company là gì?

Thuật ngữ JSC chắc chắn đã xuất hiện rất nhiều lần trên các trang báo về kinh tế, tài chính hay trong các cuộc hội thảo, tọa đàm về doanh nghiệp. Vậy JSC là gì?

JSC là viết tắt của cụm từ Joint-Stock Company, dịch nghĩa là Công ty cổ phần. Đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với những chủ thể sở hữu nó. Vậy đặc điểm cơ bản của loại hình công ty cổ phần – JSC là gì? 

Theo Khoản 1 Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020: 

  • Cần tối thiểu 03 cổ đông để thành lập công ty cổ phần, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. 
  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
  • Lợi nhuận mà cổ đông nhận được cho mỗi cổ phần gọi là cổ tức.
  • Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.
  • Cổ đông công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Ai là người sở hữu nhiều cổ phần nhất sẽ là đại cổ đông với quyền hạn cao nhất.
  • Công ty cổ phần sẽ tổ chức các phiên họp cổ đông thường kỳ hằng năm. Cuộc họp đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra người điều hành công ty. 

Ưu điểm lớn nhất của loại hình doanh nghiệp JSC là khả năng huy động vốn nhanh chóng từ nhiều nhà đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Bên cạnh đó, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm với số vốn đã góp, không bị ảnh hưởng bởi các nghĩa vụ pháp lý khác của công ty. Các cổ đông cũng có thể tự do chuyển nhượng cổ phần mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

4. Co.,LTD là gì?

Co. Ltd là viết tắt của cụm từ Company Limited – dịch nghĩa là Công ty Trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH). Đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó trách nhiệm của các thành viên được giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Điều này giúp bảo vệ tài sản cá nhân của các thành viên khỏi các rủi ro tài chính phát sinh từ hoạt động kinh doanh. 

Công ty TNHH được chia thành 2 loại hình:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm toàn bộ về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ. Với mô hình này, chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. 
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Loại hình doanh nghiệp này có từ 02 đến 50 thành viên tham gia góp vốn, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. 

Khi hoạt động dưới hình thức Co. Ltd, doanh nghiệp không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn, thay vào đó có thể phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. Qua tìm hiểu Co. Ltd là gì, có thể thấy đây sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. 

5. PLC là gì?

PLC là viết tắt của cụm từ Public Limited Company, có thể được hiểu là Công ty đại chúng. Đây là loại hình doanh nghiệp được phép phát hành và niêm yết cổ phiếu công khai trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư. Có thể nói, công ty đại chúng (PLC) cũng chính là công ty cổ phần nhưng phải đáp ứng thêm một vài điều kiện theo quy định pháp luật. 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây:

  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên. Trong đó có tối thiểu 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.
  • Công ty đã tiến hành chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật này. 

Theo cơ cấu tổ chức PLC, Ban giám đốc và Hội đồng quản trị sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp trong việc ra quyết định hoặc phê duyệt các vấn đề chiến lược. Bên cạnh đó, các công ty hoạt động dưới hình thức PLC phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về báo cáo tài chính và công khai thông tin để đảm bảo tính minh bạch với công chúng và nhà đầu tư.

6. Phân biệt sự khác nhau giữa Inc, Corp, JSC, Co.,LTD và PLC 

Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa các loại hình công ty như Inc, Corp, JSC, Co., Ltd và PLC là rất quan trọng để lựa chọn mô hình hoạt động phù hợp. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm riêng biệt về cấu trúc pháp lý, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên tham gia. 

Tiêu chí
Inc
Corp
JSC
Co., Ltd
PLC
Tên gọi đầy đủ
Incorporated (Tập đoàn)
Corporation (Tập đoàn)
Joint-stock Company (Công ty cổ phần)
Company Limited (Công ty TNHH)
Public Limited Company (Công ty đại chúng)
Khả năng huy động vốn
Phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu
Chỉ được phép phát hành trái phiếu
Phát hành cổ phiếu công khai
Quyền quản lý
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông
Chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên
Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông
Khả năng chuyển nhượng
Cổ phần có thể chuyển nhượng
Cổ phần có thể chuyển nhượng
Cổ phần có thể tự do chuyển nhượng
Hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp
Cổ phần dễ dàng mua bán trên thị trường
Số lượng thành viên
Không giới hạn
Không giới hạn
Tối thiểu 3 cổ đông và không giới hạn tối đa
Tối đa 50 thành viên
Không giới hạn
Quy mô
Quy mô lớn
Quy mô lớn
Quy mô vừa và lớn
Quy mô vừa và nhỏ
Quy mô rất lớn
Thủ tục thành lập
Khá phức tạp
Khá phức tạp
Khá phức tạp
Đơn giản
Khá phức tạp
Tính thanh khoản
Thấp 
(cổ phiếu không dễ dàng chuyển nhượng)
Thấp 
(cổ phiếu không dễ dàng chuyển nhượng)
Cao 
(cổ phiếu dễ dàng chuyển nhượng)
Thấp 
(phần vốn góp khó chuyển nhượng)
Rất cao 
(cổ phiếu được giao dịch tự do)

Qua việc tìm hiểu các thuật ngữ Inc là gì, Corp là gì, JSC, Co. Ltd, PLC là gì, ta có thể dễ dàng nhận diện các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện nay. Mỗi loại hình đều có đặc điểm riêng về cấu trúc tổ chức, trách nhiệm pháp lý và áp dụng các quy định khác nhau về doanh nghiệp. Việc nắm vững các khái niệm này không chỉ giúp lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp mà còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình hoạt động.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình Luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi




0.07094 sec| 1035.281 kb