10 Kỹ Năng Cứng Quan Trọng Nhất Với Các Vị Trí Nhân Sự
Kỹ năng cứng (hay còn gọi là hard skills) là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cụ thể mà có thể áp dụng để thực hiện một công việc hoặc nhiệm vụ nhất định. Những kỹ năng này thường được học thông qua giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm làm việc và thường có thể đo lường và chứng minh được. Để tìm hiểu rõ hơn kỹ năng cứng là gì, mời quý vị tham khảo bài viết dưới đây của Vtcoffice!
1. Tìm hiểu về Kỹ năng cứng là gì?
Kỹ năng cứng là là những kỹ năng cụ thể và có thể đo lường được mà bạn cần phải có để thực hiện các nhiệm vụ và công việc một cách hiệu quả trong một ngành nghề hoặc lĩnh vực cụ thể. Đây là những kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật thường được học qua giáo dục chính quy, đào tạo chuyên môn, hoặc kinh nghiệm làm việc. Kỹ năng cứng thường được chứng minh bằng các bằng cấp, chứng chỉ, hoặc kết quả kiểm tra.
Kỹ năng cứng sẽ càng tốt hơn nếu bạn thực hành và trải nghiệm thực tế nhiều hơn. Không giống như kỹ năng mềm, kỹ năng cứng sẽ cần nhiều thời gian rèn luyện và trải qua những bài test để kiểm tra và nắm rõ được năng lực hiện tại.
Kỹ năng cứng là gì
2. Vai trò kỹ năng cứng là gì?
Bên cạnh những kỹ năng mềm thì kỹ năng cứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc thực tế. Bởi đây là yếu tố quyết định giúp bạn có thể hoàn thành công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hay không?
Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường yêu cầu các ứng viên phải có một số những kỹ năng cứng nhất định để đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc phát triển và nâng cao kỹ năng cứng không chỉ giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp.
Thông thường các nhà tuyển dụng thường chú trọng vào kỹ năng mềm song kỹ năng cứng cũng là nhân tố bắt buộc mà các ứng viên cần phải có. Đặc biệt đối với một số ngành nghề đặc thù riêng đòi hỏi chuyên môn và yếu tố kỹ thuật cao như lập trình viên, bác sĩ, kỹ sư,… thì kỹ năng cứng lại là tiêu chí tuyển dụng hàng đầu. Và với những vị trí này thì các chuyên gia cho biết kỹ năng cứng tốt chiếm tới 15-25% sự thành công.
Một nhân viên cho dù kỹ năng mềm tốt đến đâu nhưng chuyên môn kém cũng khó có thể thăng tiến lên vị trí cấp cao và tạo sự thuyết phục cho nhân viên cấp dưới.
Kỹ năng cứng có vai trò như thế nào?
3. Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm khác nhau như thế nào?
Khá nhiều người thường nhầm lẫn kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Thực tế đây là hai lọai kỹ năng hoàn toàn khác nhau.
Kỹ năng cứng là dạng kỹ năng có thể đo lường, có thể truyền đạt và mang tính chuyên môn cao. Đây là những kỹ năng thường có được thông qua đào tạo, học tập tại trường lớp, trung tâm giáo dục trong khoảng thời gian tương đối dài. Và bên cạnh việc học hỏi thì bạn cũng cần có IQ tương đối.
Kỹ năng mềm lại được hiểu là kỹ năng xã hội, liên quan đến tính cách, khả năng giao tiếp và cách làm việc của bạn. Những kỹ năng này không dễ dàng để đo lường và thường liên quan đến cách bạn tương tác với người khác và cách bạn quản lý công việc.
Thông thường, các kỹ năng mềm sẽ liên quan nhiều tới chỉ số EQ. Một số kỹ năng mềm nổi bật như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng lắng nghe,..
3.1 Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm khác nhau như thế nào?
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là hai nhóm kỹ năng quan trọng, nhưng có sự khác biệt rõ rệt. Kỹ năng cứng là những kỹ năng chuyên môn cụ thể mà chúng ta học được qua giáo dục, đào tạo hoặc kinh nghiệm thực tế, chẳng hạn như lập trình, kế toán hay ngoại ngữ. Những kỹ năng này dễ dàng được đo lường thông qua các chứng chỉ, bằng cấp và khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong công việc. Ngược lại, kỹ năng mềm liên quan đến cách giao tiếp, làm việc nhóm và xử lý tình huống trong môi trường công sở. Đây là những kỹ năng khó đo lường, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ và tạo nên sự hiệu quả trong công việc. Sự kết hợp giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm giúp cá nhân không chỉ thành thạo về chuyên môn mà còn có khả năng thích nghi và phát triển trong môi trường làm việc đa dạng.
Nhìn chung, cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều đóng vai trò rất quan trọng nếu bạn muốn pass những vị trí công việc mơ ước. Bởi vậy đừng quên trau dồi cả hai kỹ năng để nâng cao bản thân và có được công việc như ý cũng như lộ trình thăng tiến tốt nhé!
4. Top 10+ kỹ năng cứng quan trọng hàng đầu
Đối với mỗi một ngành nghề sẽ có những kỹ năng cứng riêng, tùy thuộc vào yêu cầu chuyên môn. Song có một số kỹ năng cứng quan trọng phổ biến mà nhiều ngành nghề yêu cầu như:
Top 10+ kỹ năng cứng quan trọng hàng đầu
- Kỹ năng máy tính: Sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính cơ bản và nâng cao như Microsoft Office, Google Workspace, cũng như các phần mềm chuyên dụng khác.
- Kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ công việc: Thành thạo các phần mềm chuyên ngành phục vụ cho công việc, ví dụ như AutoCAD cho thiết kế kỹ thuật, Photoshop cho thiết kế đồ họa, hoặc QuickBooks cho kế toán…
- Kỹ năng sử dụng mạng và thiết bị: Biết cách sử dụng máy móc và trang thiết bị, hệ thống mạng internet cho công việc
- Kỹ năng đánh máy tính: Khả năng đánh máy nhanh và chính xác, quan trọng cho các công việc yêu cầu nhập liệu và xử lý văn bản.
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Thông thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, giúp nâng cao khả năng giao tiếp và làm việc trong môi trường quốc tế.
- Kỹ năng tính toán, đo lường: Kỹ năng toán học và đo lường chính xác, cần thiết trong các ngành nghề như kỹ thuật, tài chính, và nghiên cứu.
- Kỹ năng bán hàng, marketing: Kiến thức và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị, bao gồm cả kỹ năng sử dụng các công cụ marketing kỹ thuật số.
- Kỹ năng viết lách: Khả năng viết và biên tập nội dung chính xác, sáng tạo, cần thiết cho các ngành nghề như báo chí, truyền thông, và tiếp thị nội dung.
- Kỹ năng thiết kế: Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế như Adobe Photoshop, Illustrator, và khả năng tạo ra các sản phẩm thiết kế chất lượng.
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như Excel, SQL, Tableau để thu thập, phân tích, và diễn giải dữ liệu phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.
Kỹ năng cứng chính là bước đệm cực kỳ quan trọng sẽ giúp bạn có thể bắt đầu với nhiều công việc. Vậy nên, đừng quên trau dồi và củng cố những nhóm kỹ năng quan trọng, nhà tuyển dụng nào cũng luôn ghi nhận và đánh giá cao các kỹ năng chuyên môn này.
Và hơn nữa, bạn sẽ không thể thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp nếu chuyên môn và nghiệp vụ không vững vàng. Chúc bạn thành công!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm